Cấu tạo thang máy và nguyên lý hoạt động

Ngày nay, thang máy trở thành một phần vô cùng quan trọng trong các tòa nhà cao tầng nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên để chúng có thể hoạt động bền bỉ và an toàn thì không thể bỏ qua việc tìm hiểu nguyên lý hoạt động và cấu tạo thang máy. Hiểu được những yếu tố này sẽ giúp bạn nắm chi tiết hơn về thang máy cũng như chủ động hơn trong các tình huống sự cố bất ngờ. 

Bài viết này, Thang máy Thành Công sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của thang máy.

 

Khái quát chung về thang máy

 

Thang máy là sản phẩm công nghệ có không gian hình hộp 4 chiều vận hành theo theo chiều thẳng đứng để tải người, hàng hóa tại các công trình xây dựng hay các tòa nhà cao tầng. 


Ngày nay với sự đổi mới và nhiều công nghệ hiện đại, thang máy ngày càng được cải tiến thông minh hơn, công suất hoạt động lớn hơn. Đồng thời có chất lượng cao và an toàn tuyệt đối với người dùng.

 

Cấu tạo thang máy

 

Cấu tạo chi tiết thang máy 

 

Với thang máy có phòng máy

 

Loại thang máy này sẽ có thêm phòng máy được xây dựng ở tầng trên cùng. Tại đây sẽ đặt một số thiết bị chính như động cơ, tủ điện…

 

Cấu tạo của thang máy có phòng máy bao gồm các bộ phận như: tủ điều khiển, máy kéo, bộ chống quá tải, chống vượt tốc, cáp, puly, khung cabin, bộ giảm chấn, đối trọng, biến tần, thắng cơ, rail.

 

  • Động cơ máy kéo

Bộ phận này được lắp tại phòng máy. Một số trường hợp thì lắp dưới hố thang. Động cơ này có chức năng kéo dẫn động hộp giảm tốc theo một tốc độ nhất định làm quay puly. Nhờ đó giúp kéo cabin lên xuống theo một hướng nhất định đã được thiết lập.

Đây có thể coi là bộ não của thang máy. Nó có tác dụng giúp cho hành trình hoạt động của thang máy diễn ra an toàn, suôn sẻ và đảm bảo chất lượng cho thang máy.

  • Bộ giảm chấn

Chi tiết này có hai loại là giảm chấn bằng thủy lực và giảm chấn bằng cao su. Chức năng chính giúp bảo vệ người dùng và cabin trong tình huống gặp các sự cố liên quan đến thang máy rơi tự do hoặc đứt dây cáp.

  • Phần bộ phận truyền cửa cabin

Chi tiết này giúp hỗ trợ đóng mở cửa ca bin. Phần khu cabin sẽ lắp đặt trên đầu cabin giúp bảo vệ người sửa chữa, bảo trì rơi xuống hố thang trong quá trình làm việc.

  • Cáp thang máy

 Cáp thang máy bao gồm cáp hành trình và cáp tải. Chúng có tác dụng kéo nối cabin và đối trọng để truyền lực dẫn động của máy kéo.Trong đó chi tiết cáp hành trình có tác dụng cung cấp tín hiệu và nguồn điện cho cabin.

 

Cáp thang máy trong cấu tạo thang máy

 

  • Rail

Có chức năng giúp thang máy đi đúng hướng và không bị lệch ra khỏi thiết bị. Chi tiết này sẽ được lắp dọc theo giếng thang máy.

  • Đối trọng

Có tác dụng giúp cân bằng tải trọng của cabin.

  • Thắng cơ

Giúp khống chế và kìm hãm khi thấy thang máy xuất hiện dấu hiệu chạy quá tốc độ. Đây là thiết bị cần đảm bảo an toàn cho người dùng thang máy. 

 

Cấu tạo thang máy không có phòng máy

 

Do thang máy không có phòng máy được thiết kế gọn nhẹ nên cấu tạo cũng khá đơn giản. Trong đó bao gồm: động cơ máy kéo, cáp, rail, tủ điện, thắng cơ, đối trọng, hệ thống cabin, bao che đối trọng, hệ thống báo tải, hộp vận hành HIP, shoe dẫn hướng, puly, bộ giảm tốc, 

  • Phần động cơ

Loại thang máy này chủ yếu sẽ dùng loại động cơ không hộp số và có chức năng tương tự như thang có phòng máy. Bộ phận này đặc biệt ở chỗ dùng công nghệ nam châm vĩnh cửu không cần tra dầu. Do vậy tránh gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm điện năng, tiết kiệm diện tích. 

  • Tủ điện

Chi tiết này cũng có cấu tạo như loại tủ có phòng máy. Đây cũng là thiết bị chính giúp thang máy hoạt động ổn định.

  • Đối trọng, cáp, cabin, rail

4 chi tiết này có sự kết hợp ăn ý với nhau giúp cho thang máy hoạt động êm ái, an toàn.

 

đối trọng thang máy

 

  • Hộp vận hành Hip

Chúng được lắp đặt ở tầng trên cùng nhằm giúp hỗ trợ quá trình bảo dưỡng bảo trì thang máy để vận hành ca bin một cách dễ dàng.

  • Bao che đối trọng

Là tấm bảo vệ để chắn bộ phận đối trọng giúp bảo vệ an toàn cho người bảo trì thang máy.

 

Nguyên lý hoạt động của thang máy

 

Nguyên lý hoạt động của thang khi hoạt động bình thường

 

Motor sẽ được kết nối với ròng rọc. Khi động cơ quay sẽ làm ròng rọc quay. Khi đó ròng ròng sẽ giúp dây cáp di chuyển và kéo theo cabin di chuyển theo hướng mà người dùng đã thiết lập. Sau đó động cơ quay theo chiều người lại, thì ròng rọc và dây cáp cũng quay cùng chiều với động cơ. Nhờ đó, thang máy sẽ di chuyển theo chiều ngược lại  với thiết lập.

 

Đối trọng và cabin thang máy sẽ di chuyển trên rail hướng dẫn theo hai bên của giếng thang. Rail và đối trọng sẽ giữ cho cabin được di chuyển theo đúng hướng hành trình. Tránh tình trạng bị lắc lư qua lại và có thể dừng khi gặp các trường hợp khẩn cấp.

 

chức năng hoạt động của các bộ phận thang máy

 

Nguyên lý hoạt động thang máy khi mất điện

 

Để phòng tránh được những trường hợp này, nhà sản xuất đã trang bị cho cabin hệ thống cứu  hộ tự động. Đồng thời có thiết bị dự trữ điện là ắc quy. Nhờ đó, thang máy sẽ được di chuyển về tầng gần nhất và tự động mở cửa để khách hàng sơ tán ra ngoài và sẽ hoạt động lại bình thường khi có điện.

Ngoài ra, thang máy cũng được trang bị thiết bị đèn báo tự động và quạt thông gió. Khi mất điện các thiết bị này sẽ tự động hoạt động để đảm bảo tốt nhất cho khách hàng.

 

Nguyên lý hoạt động khi gặp sự cố

 

Đối với các loại thang máy có chức năng báo hiệu và hoạt động khi có sự cố. Lúc này công tác chức năng sẽ được kích hoạt. Nhờ vậy, thang máy sẽ đưa hành khách về tầng gần nhất để sơ tán.

Có thể nói, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại thang máy tương đối giống nhau. Tùy loại thang máy sẽ có thêm một vài chi tiết riêng biệt. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về cấu tạo thang máy hoặc muốn lắp đặt và báo giá chi tiết các loại thang máy gia đình, thang máy tải khách hay các loại thang máy lồng kính khác. Hãy liên hệ ngay với Thang Máy Thành Công theo hotline 0911.5555.28 để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *