3 thông số kỹ thuật thang máy gia đình quan trọng người dùng cần lưu ý

Trong quá trình lựa chọn thang máy gia đình ngoài đặc điểm về giá cả, thiết kế và mẫu mã, người mua cũng cần chú trọng đến yếu tố về thông số kỹ thuật của thang máy. Nhờ đó để có thể đánh giá được tình trạng, độ bền, diện tích trước khi lắp đặt. Từ đó để có thể lựa chọn được loại thang máy phù hợp với nhu cầu sử dụng. Bài viết dưới đây Thang Máy Thành Công sẽ gửi đến bạn 3 thông số quan trọng nhất khi lắp đặt thiết bị thang máy cho gia đình nhé.

 

Tải trọng thang

 

Tải trọng thang là yếu tố đầu tiên mà khách hàng cần quan tâm. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn nên chọn mức tải trọng phù hợp với không gian, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí, diện tích. Mức tải trọng càng lớn thì số lượng người vận chuyển được sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên nó cũng kéo theo việc chiếm nhiều diện tích và chi phí thang máy gia đình cũng cao hơn.

Với những không gian công trình có diện tích nhỏ hẹp, thang máy thường được thiết kế ngay trong lòng của thang bộ. Thường thì loại thang máy sử dụng có tải trọng khoảng 250kg và phù hợp cho khoảng 3 đến 4 người bên trong. Đối với những không gian rộng hơn thì mức tải trọng cần thiết cho việc di chuyển tối ưu là 450kg trở nên. Nó có thể chứa được 6 đến 7 người buồng máy.

 

Thang máy gia đình sang trọng
Thang máy gia đình tải trọng 450kg

 

So với các loại thang máy  khác thì thang máy gia đình hiện nay cũng khá đa dạng các mẫu mã, thiết kế. Bên cạnh đó cũng có  nhiều mức tải trọng khác nhau như 250kg, 300kg, 350kg, 450kg, 650 kg. Tùy theo quy mô công trình lớn nhỏ như biệt thự, chung cư mini, khách sạn… Chủ đầu tư sẽ có sự tính toán và lựa chọn phù hợp nhất.

Với một chiếc thang máy gia đình tiêu chuẩn, kích thước hố thang thường là 1,5 x 1,5m, chiều sâu là 1,1m, chiều rộng cabin 1,8m, chiều cao 2,15m, cửa mở rộng 0,7m. 

 

Kích thước giếng thang của thang máy gia đình

 

Giếng thang là phần không gian được tạo ra để buồng thang máy có thể vận hành lên xuống theo điều khiển của người dùng. Thông thường giếng thang sẽ được thiết kế theo  hình lăng trụ sao cho vừa đủ để cabin có thể dễ dàng di chuyển mà không xảy ra bất kỳ va chạm gì.

Kích thước giếng ngang sẽ phụ thuộc vào loại thang máy, tải trọng, diện tích thang máy… Mỗi công trình sẽ có giếng thang với kích thước đặc điểm phù hợp nhất định.

  • Thông số kích thước của giếng thang máy thủy lực

Với loại thang máy này, kích thước giếng thang sẽ được thiết kế tùy thuộc vào tình hình thực tế của công trình. Kích thước nhỏ nhất của của giếng thang máy thủy lực sẽ ở mức 0,75 x 0,105m( từ 0,8m2). Kích thước cabin tương ứng cũng sẽ dao động ở mức dưới 1,4 x 1,4m.

  • Kích thước thang máy tròn

Mặc dù loại thang máy này có hình dạng không giống với hai loại trên nhưng kích thước của chúng có đường kính từ 1,3m. Kích thước cabin cũng từ 1,4 x 1,4m. 

  • Kích thước giếng thang máy cáp kéo

Các thông số kích thước của thang máy cáp kéo cũng phụ thuộc vào phần lớn tình hình công trình nhỏ nhất là 0,75 x 1,3m( từ 0,98m2). Kích thước cabin ở mức 1,4 x 1,4 m.

 

Thang may hinh tron
Thang máy gia đình hình trụ tròn

 

Chiều sâu của hố pit

 

Hố pít nằm ở vị trí dưới cùng của hố thang tính từ vị trí mặt sàn của tầng dưới cùng đến mặt đáy hoàn thiện của thang máy. Chiều sâu của hố này sẽ phụ thuộc vào cấu tạo cũng như loại thang máy. Trong trường hợp cải tạo hố bằng móng bè, nếu không thể đào sâu thì bạn nên nâng hố cao lên 1 bậc so với phần nền.

Độ sâu thấp nhất của hố pit thang máy gia đình là 0,55m. Ngoài ra tùy loại thang  máy mà độ sâu này sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Đối với loại thang máy  nhập khẩu, độ sâu tối thiểu sẽ là 0,45m. Trong khi đó với dòng thang máy gia đình loại liên doanh thì cần ít nhất độ sâu là 0,55m để đảm bảo tiêu chuẩn hố.

Ngoài ra độ dày của bê tông cũng là yếu tố đóng vai trò quan trọng đảm bảo hố pít tốt nhất. Với dòng thang máy thủy lực thì độ dày bê tông sẽ khoảng 15cm đến 18cm. Đây cũng là độ dày tối thiểu đối với thang máy tròn. Trong khi đó, độ dày cần thiết cho thang máy cáp kéo lại cao hơn ở mức 20 đến 30cm.

 

Chiều cao tầng trên cùng thang máy gia đình( OH)

 

Chiều cao tầng trên cùng được tính là khoảng cách từ mặt sàn đến phòng máy hoặc trần nhà. Chiều cao OH cũng là một phần quan trọng của hố thang. Tầng trên cùng cần được thiết kế cao hơn so với các tầng dưới. Bởi khi thang máy đến điểm dừng trên cùng sẽ cần một khoảng không nhất định để chứa các thiết bị đặt trên nóc buồng thang máy. 

 

Ban ve thiet ke thang may
Bản vẽ có thể hiện chiều cao OH

 

Không những vậy khoảng không này cũng có tác dụng để cabin đảm bảo an toàn khi vượt tốc. Ngoài ra cũng giúp thợ kỹ thuật dễ dàng bảo trì, sửa chữa khi có vấn đề xảy ra.

Chiều cao tầng trên cùng này cần được tính toán một cách chính xác tuyệt đối. Bởi nếu không nó có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thang máy cũng như sự an toàn của  người dùng.

Chiều cao này lớn hay nhỏ cũng phụ thuộc vào loại thang máy, vị trí lắp đặt, công nghệ thang máy. Để lắp đặt thang máy gia đình thì chiều cao tối thiểu của tầng trên cùng này sẽ tối thiểu là 3,5m.

Hy vọng với bài viết trên quý vị có thể nắm được những thông số kỹ thuật quan trọng của thang máy gia đình. Từ đó hiểu hơn về thiết bị này và chủ động hơn trong công tác chuẩn bị lắp đặt. Ngoài ra nếu có nhu cầu tìm hiểu, lắp đặt bảo dưỡng các loại thang máy gia đình, thang máy tải khách, phụ kiện thang máy hay cabin thang máy... Bạn có thể liên hệ ngay với Thang Máy Thành Công theo hotline 0911.5555.28 để được tư vấn hỗ trợ và báo giá tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *