Cửa thang máy là bộ phận vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự vận hành của thang máy và người dùng. Hiện nay có rất nhiều cửa với mẫu mã đa dạng phong phú cho người dùng lựa chọn. Hãy theo dõi bài viết dưới để tham khảo mẫu cửa cũng như kích thước cửa và có sự lựa chọn tối ưu cho công trình của mình.
Cấu tạo cửa thang máy
Cửa thang máy có cấu tạo chi tiết bao gồm các bộ phận:
- Đầu cửa cabin: Đây là một chi tiết có vai trò quan trọng trong toàn hệ thống của buồng thang. Nó có chức năng chuyền động đến các linh kiện trong thang máy đã được kết nối. Chúng được dẫn truyền từ dây cu loa sang motor cửa. Đồng thời cũng từ dây cu loa đến cửa cabin, bánh treo và những tiếp điểm an toàn của cửa thang máy khi dừng lại.
- Khung cửa cabin: Phần khung này thường được làm từ nguyên vật liệu như khung inox hoặc khung thép.
- Cánh cửa cabin: Chi tiết này có thể được thiết kế hoa văn hoặc trơn. Tùy theo nhu cầu mà khách hàng lựa chọn mẫu mã thích hợp.
- Sill cửa cabin: Chúng còn được gọi là ngưỡng hay ngạch cửa và được làm từ chất liệu sắt hoặc nhôm. Cấu tạo thành các đường rãnh để dẫn hướng chuẩn xác cho các guốc cửa.
- Thanh cảm biến: Còn được gọi là cảm quang Photocell. Nó có chức năng nhận biết được những vật cản trước cửa thang. Tránh xảy ra tình trạng kẹt cửa hay hỏng cửa. Đảm bảo an toàn khi thang máy vận hành.
- Khóa cửa an toàn của thang máy: Bộ phận này thường đặt ở vị trí trên cùng của cửa tầng thang máy. Khóa cửa thang máy thường được dùng khi thang gặp sự cố như mất điện, kẹt cửa, rơi tự do…. Lúc này giúp cho việc sửa chữa và cứu hộ sẽ được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Một số loại cửa thang máy phổ biến hiện nay
Thang máy sử dụng hai cửa
Loại thang máy này thường được dùng ở chung cư hoặc cao ốc..Bởi tại đây thường có lượng người di chuyển lên xuống rất đông.
Ưu điểm của loại thang máy sử dụng 2 cửa:
- Bạn có thể sử dụng chung bộ điều khiển của thang máy hai cửa hoặc tách riêng thành 2 bộ khác nhau tùy đặc tính của từng công trình cụ thế.
- Loại thang máy hai cửa thường có khả năng phục vụ lên nhiều tầng hơn so với loại 1 cửa.
- Đáp ứng nhu cầu phục vụ di chuyển cho những tòa nhà cao tầng hay những nơi có mật độ người dân ra vào đông đúc.
Nhược điểm:
- Diện tích cabin sẽ nhỏ hơn một chút so với thang máy 1 cửa cùng thông số kích thước.
- Giá thành cao hơn so với thang máy thông thường từ 10 đến 20%. Bởi việc lắp đặt sẽ cầu kỳ, nhiều thiết bị và động cơ hơn.
- Quá trình vận hành không được mượt mà như loại một cửa. Nhiều người sẽ dễ bị nhầm lẫn khi sử dụng lần đầu.
Thang máy 2 cửa hiện gồm hai loại là:
- Thang máy 2 cửa vuông góc
Loại thang máy này sẽ có nguyên lý hoạt động là cửa sẽ lùa về hai phía. Loại này được sử dụng khá phổ biến hơn so với loại cửa mở bằng tay. Chúng thường phù hợp với thang máy gia đình. Bởi rất thuận tiện cho việc chọn hướng di chuyển.
- Thang máy 2 cửa đối diện
Loại thang máy này sẽ hoạt động theo dạng cửa lùa hoặc cửa mở về trung tâm. Tuy nhiên, khách hàng lưu ý khi thang máy cùng mở hai cánh một lúc thì khách hàng cần giữ thăng bằng
Thang máy có cửa mở tự động
Đây là mẫu cửa sử dụng phổ biến hiện nay. Chúng được dùng phổ biến cho các loại thang máy từ thang máy tải khách, thang máy tải hàng, thang máy gia đình….
Ưu điểm:
- Mọi hoạt động đóng mở cửa đề được thực hiện bằng hệ thống tự động hóa vô cùng hiện đại và sang trọng.
- Rất an toàn cho người dùng cũng như hoạt động của thang máy.
Loại cửa này cũng được phân thành 2 dạng mở cửa đó là cửa mở tự động từ trung tâm về 2 phía và cửa mở về 1 phía.
- Cửa mở trung tâm về 2 phía: Chúng thường được sử dụng ở nhiều nơi như khách sạn, cao ốc, tòa nhà văn phòng, chung cư…Ngoài dạng CO, cửa còn được thiết kế với các dạng như 2CO, 4 CO, 6 CO tùy theo yêu cầu gia chủ muốn làm cửa rộng.
- Cửa mở về một phía: Cửa này có dạng SO có số cánh đa dạng. Trong đó nổi bật là các mẫu 3SO, 2SO, 4SO, 5SO..
Giữa hai mẫu cửa này thì cửa mở CO được đánh gái là mẫu cửa đẹp và có sự vận hành êm ái, ổn định hơn. Do vậy chúng cũng được sử dụng phổ biến hơn.
Cửa thang máy mở bằng tay
Loại cửa này như cửa nhà trong gia đình bạn. Khi ra vào bạn sẽ phải đóng mở bằng tay. Loại cửa này thường sử dụng chủ yếu cho thang máy gia đình và không dùng cho các khu vực khách sạn hay cao ốc bởi khá bất tiện.
Với loại của này cần phải có chốt an toàn ở mỗi tầng để đảm bảo cho quá trình di chuyển không xảy ra bất kỳ sự cố gì.
Cửa thang máy bằng tay bao gồm 2 loại:
- Dạng cửa mở thông phòng
Loại này thường sử dụng cho thang máy gia đình. Về hình dáng chúng khá giống cửa thông phòng trong nhà. Để quá trình vận hành được đảm bảo an toàn. Cửa sẽ được trang bị chốt an toàn để đảm bảo cửa chỉ được mở khi cabin dùng đúng vị trí tầng đã lựa chọn.
- Dạng cửa mở xếp rích rắc
Loại cửa này thường được làm từ sắc và có dạng sắp xếp rích rắc đơn giản. Cửa này thường dùng cho thang máy tải hàng thô sơ tại các xưởng, nhà máy gia công. Loại cửa thang máy này có ưu điểm là rẻ và rất rộng, kích thước lớn.
Cửa mở lên xuống
Cửa này thường dùng cho thang máy tải thực phẩm và cũng là dòng cửa mở tự động. Thay vì lùa về hai phía thì cánh cửa sẽ được lùa lên phía trên hoặc phía dưới thang máy. Loại thang máy này dùng để tải thực phẩm cho nhà hàng, khách sạn hay để chở các món đồ nhẹ, nhỏ tiện ích.
Kích thước cửa thang máy theo tiêu chuẩn
Chiều cao trung bình cửa sử dụng tải người sẽ là 2100mm. Để cửa đạt tiêu chuẩn này khi xây dựng chiều cao từ sàn lên sẽ là 2250 đến 2300mm.
Chiều rộng trung bình của cửa khoảng 60 cm là tối thiểu.
Kích thước cửa thang máy gia đình
Với thang máy gia đình thì kích thước chuẩn trung bình 700mmx1200mm( rộng x cao). Với kích thước này yêu cầu giếng thang 1500×1500( rộng x sâu) không bao gồm tường xung quanh. Kích thước này phù hợp cho tải trọng 350kg.
Kích thước thang máy tải khách
Đối với thang máy có tải trọng khoảng 450kg trở nên thì có kích thước rộng khoảng 800mm và dài 2100mm hoặc 2200mm.
Hy vọng rằng thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về các mẫu cửa cũng như kích thước cửa thang máy. Nếu cần lắp đặt thang máy hãy liên hệ ngay với chúng tôi tại thangmaythanhcong.com hoặc theo số hotline 0911.5555.28 để được tư vấn chi tiết.