Cáp thang máy hay còn gọi là cáp tải thang máy, đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận hành của thang máy và là mối nguy trực tiếp có thể ảnh hưởng lớn đến sự an toàn người dùng. Chức năng chính của cáp thang máy là nâng hạ Cabin và đối trọng theo chiều thẳng đứng. Do vậy nó phải phải chịu một lực tác động rất nặng. Vì thế, mỗi thang máy đều đòi hỏi cần phải được trang bị một loại cáp tải chịu được lực tốt nhất và bền bỉ nhất. Bài viết này, mời bạn cùng Thang máy Thành Công tham khảo chi tiết về cấu tạo, tính năng và các thông tin về cáp thang máy nhé.
Khái quát chung về cáp tải thang máy
Cáp tải thang máy là một thiết bị rất quan trọng trong thang máy. Chức năng chính của bộ phận này là cáp nối giữa cabin và đối trọng nhằm giúp thang máy được thăng bằng dưới sự tác động của động cơ thang máy. Tuy đây chỉ là chi tiết nhỏ nhưng lại đóng một vai trò rất lớn. Nếu không lựa chọn những loại cáp tải tốt, chắc chắn thì sẽ rất dễ gây ra tai nạn tại thang máy và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của con người.
Cấu tạo của cáp thang máy gồm những gì?
Mỗi cây thang máy được trang bị từ 3 đến 8 sợi cáp tùy theo số rãnh puly của máy. Ngoài ra, cũng tùy theo quy định của nhà sản xuất nên sử dụng cáp tải nào cho hợp lý và an toàn.
Cáp thang máy có cấu tạo từ nhiều tao cáp. Mỗi sợi cáp sẽ được tạo thành từ 6 đến 8 sợi tao cáp bện lại với nhau. Trong đó tao cáp lại được tạo ra từ những sợi thép có đường kính 0,2 đến 0,3 mm xoắn lại với nhau rất chắc chắn.
Tùy theo từng loại thang máy hay tải trọng mà nhà sản xuất sẽ đưa ra những loại tao cáp phù hợp. Do vậy cáp thang máy cũng được cấu tạo với nhiều đường kính khác nhau như 14mm, 12mm, 8mm…
Các loại cáp thang máy phổ biến nhất hiện nay
Cáp thang máy có hình dạng tròn
Loại cáp được sử dụng rất phổ biến hiện nay với nhiều thiết bị không chỉ ở thang máy. Cáp thang máy tròn hiện cũng được phân thành hai loại gồm:
- Cáp thang máy dạng tròn truyền thống:
Loại này có cấu tạo từ các tao cáp bằng thép. Cáp thép được tẩm dầu ở phần lõi bố nên khi vận hành cáp tải sẽ tự động tiết ra dầu bôi trơn. Nhờ đó giúp giảm đi lực ma sát khi kéo. Do vậy với loại cáp này người thợ sẽ cầm phải sử dụng dầu bôi trơn đầy đủ để đảm bảo thang máy được hoạt động tốt và bền bỉ hơn.
Tuy nhiên nhược điểm của loại cáp thang máy này là dễ bị bào mòn bởi áp lực của sợi dây cáp khi chạy trong rãnh kéo và bụi bẩn.
- Cáp tải tròn phủ nhựa
Loại cáp này được thiết kế thêm lớp nhựa phía ngoài cáp thép. Nhờ đó giúp tăng thêm tính bền bỉ cho cáp. Ngoài ra loại cáp này cũng có ưu điểm là chịu được trọng tải lớn hơn so với các loại dây cáp thông thường. Do được bọc thêm lớp nhựa bên ngoài giúp cáp ít bị bụi bẩn bám dính hay mài mòn.
Cáp tải dạng dẹt
Ưu điểm vượt trội của loại cáp này là có độ bền cao. Do sử dụng sợi carbon nên có trọng lượng rất nhẹ và tuổi thọ cao. Đặc biệt cáp tải dạng dẹt được ứng dụng công nghệ Ultrarope hạn chế tình trạng thang máy bị rung lắc khi hoạt động.
Bên cạnh đó, cáp còn có thể chịu tải trọng lên đến 60% và có khả năng kiểm soát rất tốt mức độ ma sát. Từ đó giảm tiêu hao năng lượng đến 15%. Đây là một thiết bị được đánh giá là rất phù hợp với những dự án có thang máy tốc độ cao như các tòa nhà cao tầng, chọc trời hay các cao ốc…
Tiêu chí lựa chọn cáp thang máy đạt chuẩn
Do thang máy và thiết bị có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. Do vậy khi sản xuất cũng cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn khắt khe từ các tổ chức thẩm định về thang máy như:
- Các sợi thép trong cáp thang máy phải có cùng độ bền và đạt tiêu chuẩn 1770N/mm2 hoặc 1570N/mm2.
- Nếu độ bền của các sợi dây khác nhau thì yêu cầu sợi ngoài phải đạt tiêu chuẩn là 1370N/mm2 và sợi trong đạt tiêu chuẩn là 1770n/mm2.
Khi nào thì cần bảo trì và thay thế cáp thang máy
Các đơn vị , doanh nghiệp, gia đình cần bảo trì và thay thế cáp thang máy khi:
Sử dụng thang máy trong thời gian dài
Điều này có nghĩa là cứ trung bình khoảng 5 năm sử dụng thang máy thì cáp sẽ bị ăn mòn và bạn cần bảo trì, kiểm tra thay thế để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, tuổi thọ của cáp thang máy còn phụ thuộc vào tần suất sử dụng thang máy. Nếu thiết bị hoạt động liên tục, cáp cũng sẽ phải hoạt động liên tục. Điều này dẫn tới sự cọ xát nhiều và làm giảm tuổi thọ của cáp. Trường hợp này bạn cần thường xuyên kiểm tra hệ thống dây cáp hơn để bảo trì, kiểm soát và thay thế cáp khi có hiện tượng bất thường.
Cáp thang máy bị khô dầu cũng cần được bảo trì ngay
Tình trạng này cũng khiến cáp dễ bị gỉ, khi di chuyển lực ma sát sẽ dễ khiến các sợi cáp bị đứt. Chính vì vậy cần được bảo trì để đảm bảo thang máy hoạt động ổn định hơn.
Cáp có hiện tượng bị mòn trong quá trình sử dụng
Chúng ta hoàn toàn có thể quan sát được cáp thang máy có đang bị mòn hay không. Khi bị ăn mòn sợi cáp sẽ chuyển dần sang màu trắng và các sợi tao cáp sẽ bong ra. Lúc này bạn cần dừng mọi hoạt động của thang máy để thay cáp mới. Bởi nó có thể bị đứt bất kỳ lúc nào và gây ảnh hưởng đến mạng sống của con người.
Thang máy hoạt động có hiện tượng rung lắc, dừng không đúng tầng, phát ra tiếng động
Hiện tượng này cho thấy thiết bị đang gặp vấn đề. Bạn cần nhanh chóng kiểm tra lại dây cáp cũng như toàn bộ hệ thống thang máy của mình.
Hy vọng với bài viết trên có thể giúp bạn có thêm thông tin hiểu rõ hơn về cáp thang máy cũng như cấu tạo của chúng. Nếu bạn muốn bảo trì, lắp đặt tất tần tật các loại như thang máy gia đình, thang máy tải khách, phụ kiện thang máy hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0911.5555.28 để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất.